Skip to content

Các bước thi công nền hạ sân cỏ nhân tạo

Thi công nền hạ sân cỏ nhân tạo là bước quan trọng, góp phần làm nên chất lượng sân cỏ. Thi công nền hạ sân cỏ đúng quy chuẩn, đúng kĩ thuật sẽ giúp kéo dài tuổi thọ, tăng thời gian sử dụng và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng sân bóng trong quá trình sử dụng. Việc thi công nền hạ sân cỏ có vai trò rất quan trọng, cần được quan tâm thi công đúng kĩ thuật, nhà đầu tư cần chọn những đơn vị thi công giàu kinh nghiêm, chuyên môn cao để có được sân bóng có chất lượng tốt nhất. Nếu thi công nền hạ không đúng cách sẽ gây lún và nứt sân làm giảm độ thẩm mỹ và tuổi thọ sân cỏ nhân tạo. Thi công nền hạ sân cỏ nhân tạo - bước quan trọng nhất trong quy trình thi công sân cỏ nhân tạo.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách quy trình thi công nền hạ sân cỏ để quý khách tham khảo.

Bước 1: Xác định mặt bằng thi công

  • Trước khi tiến hành thi công, dựa vào địa hình thực tế, đơn vị thi công và nhà đầu tư cần thống nhất thiết kế một sân bóng sao cho hợp lý nhất, đặc biệt hệ thống thoát nước phải được thiết kế sao cho thuận tiện nhất. Dựa theo bản thiết kế sân bóng, chúng ta xác định được vị trí sân, hệ thống thoát nước, cũng như các công trình phụ đi kèm như căn-tin, toilet,…
  • Xử lý cỏ dại trên bề mặt đã xác định làm sân bóng. Có thể dung thuốc diệt cỏ để không làm ảnh hưởng đến cỏ nhân tạo.
  • Loại bỏ những gốc cây, vật hữu cơ có khả năng phân hủy làm ảnh hưởng tới sự ổn định của lớp nền hạ sân cỏ.
  • Dùng máy xúc, máy gạt loại bỏ lớp đất hữu cơ của bề mặt sân cỏ.
  • Làm phẳng mặt sân bóng, lèn chặt đất bằng xe lu để sân cỏ được nhẵn và độ chặt của đất đạt K = 0.9 – 0.95.

Bước 2: Trải thêm vải địa kĩ thuật

  • Tùy theo địa hình, chất đất của nền hạ mà chúng ta xử lý thi công nền hạ khác nhau sao cho hợp lý và hiệu quả cao nhất. Với những nền đất yếu, dễ sụt lún cần trải thêm lớp vải địa kĩ thuật. Lớp vải địa kĩ thuật có công dụng ngăn sự lẫn lộn giữa lớp đất nền và lớp đá dăm sẽ đổ khi thi công sân bóng.
  •  Lớp vải địa kĩ thuật này còn có tác dụng giảm tổn thất cho đất đắp, giúp giảm chi phí thi công. Ngoài ra, lớp vải địa kĩ thuật còn có thể bảo toàn các tính chất cơ lý của vật liệu đắp bằng cách ngăn cản sự xâm nhập của lớp đất yếu vào cốt liệu làm sân.  Từ đó, giúp nền sân ổn định, không bị sụt lún trong quá trình sử dụng.

Bước 3: Rải lớp đá base, tiến hành làm nền và tạo độ dốc cho sân cỏ

  • Lớp đá base có tác dụng làm cứng mặt nền, lớp đá base được rải có độ dày 10cm. Khi lu nền, tiến hành phun nước đều lên mặt sân sẽ giúp đá được nén vào mặt sân dễ dàng và chắc hơn.
  • Dùng máy lu tiến hành lu lèn nền hạ để đảm bảo sự ổn định lâu dài. T dung xe lu 10 – 12 tấn lu đến khi độ chặt của đất đạy K = 0.9 – 0.95, độ dóc khoảng 0.3 – 0.8% tùy theo thiết kế sân cỏ.
  • Sau khi lu lớp đá base, ta tiến hành rải lớp đá mi có lẫn bột đá khô với độ dày 2cm. Lớp đá này có tác dụng làm phẳng và tăng độ mịn cho nền.
  • Đổ thêm một lớp đá mi dạng mu rùa vào giữa sân, cao hơn mép sân từ 5 – 8 cm, với độ dốc 0.5 – 0.6 %. Dùng xe lu, lu lèn chặt, dung cây căng để kiểm tra độ phẳng và độ dốc của nền.

Bước 4: Thi công hệ thống thoát nước, bó vỉa và các công trình phụ.

  • Xây dựng bó vỉa: Tường bó vỉa thường cao hơn so với mặt nền hạ là 3 – 5 cm. Chúng ta dung gạch thẻ ( gạch ống) xây dày 100 – 200 hoặc có thể đổ bê tong M200. Bên dưới lót bê tong đá 4x6 hay đá M150 1x2.
  • Xây mương thoát nước với kích thước rộng khoảng 40 – 60 cm, cao 40 cm, độ dốc mương 0.2%. Lắp đặt hệ thống thoát nước, ống thoát nước thẩm thấu.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng nền hạ

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thi công nền hạ. Sau khi hoàn thành thi công nền hạ cần nghiệm thu cách cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo nền hạ được thi công đúng kĩ thuật, chất lượng nền hạ được đảm bảo trước khi trải cỏ.

Liên hệ với Phương Thành Ngọc để được tư vấn thiết kế và lắp đặt sân cỏ nhân tạo tốt nhất!

5/5 (1 bầu chọn)  
© 2024, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Phương Thành Ngọc. Bảo lưu mọi quyền. Vận hành bởi MK Mate