Thực trạng của việc kinh doanh lời nhanh, vốn ít
Tại TP.HCM là nơi mà bóng đá sân nhân tạo phát triển nhất cả nước, thì chuyện chấn thương trong thi đấu là chuyện rất bình thường. Dẫn tới chấn thương thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng đại đa số các cầu thủ còn chủ quan như không chọn đúng loại giầy thi đấu trên sân cỏ nhân tạo hoặc là trước khi vào sân không có những động tác khơi động các khớp xương. Mặt khác, sân cỏ nhân tạo ở TP.HCM hầu như chất lượng mặt sân bị thả nổi, rất cứng, cứng như bê tông nên chơi hoài dẫn đến có vấn đề nghiêm trọng về gối là điều dễ hiểu. Khi đã bị chấn thương gối thì không chỉ không thể chơi bất kỳ môn thể thao nào được nữa mà còn rất khó khăn trong sinh hoạt, làm việc hằng ngày”.
Sân cỏ nhân tạo không đáp ứng đủ tiêu chuẩn thi đấu
Thực tế sân cỏ nhân tạo ở TP.HCM cho thấy sân có “độ tuổi” cao nhất là tám năm. Thời gian đầu thì việc bảo dưỡng sân cỏ được thực hiện theo định kỳ (thường thì 3 tháng) nhưng sau khi sân dần đi vào ổn định thì đại đa số các chủ sân không còn quan tâm tới việc này nữa, để giảm chi phí và nhanh chóng thu lại vốn đầu tư.
Mặt sân cỏ nhân tạo kém chất lượng với những hạt cao su nổi lên trên bề mặt cỏ
Ở nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới nên việc hạt cao su được rải lên mặt sân nếu không được bảo dưỡng kỳ bằng việc dùng chổi nhựa tổng hợp PA quét nhẹ hoặc thiết bị chuyên dụng “chải” hạt cao su khiến lâu ngày chúng kết dính lại do thời tiết nắng nóng. Việc kết tinh các hạt cao su cùng bụi bẩn, rác mịn, bùn đất… Tất cả kết lại thành từng mảng rất cứng, thậm chí cứng như bê tông cao lên gần bằng mặt cỏ làm cho độ mềm không còn.
Để có được sân bóng đạt tiêu chuẩn chất lượng bạn cần chú ý chọn cỏ nhân tạo sân bóng đạt chất lượng.
Để tránh những chấn thương không đáng có, người chơi hãy là những người đầu tiên bảo vệ sức khỏe cho mình bằng cách chọn cho giầy chuyên dùng cho sân cỏ nhân tạo, và đặc biệt hơn nữa hãy chọn cho đội bóng của mình những sân đảm bảo chất lượng.